Lương Cao Và Gần Nhà – Bạn Định Nghĩa Đó Là Công Việc Trong Mơ?

test_abc

Lương Cao Và Gần Nhà – Bạn Định Nghĩa Đó Là Công Việc Trong Mơ?

Lương cao và gần nhà – Bạn định nghĩa đó là công việc trong mơ?

Cái lợi nhỏ trước mắt dễ làm sụp đổ tiền đồ của bạn! Lựa chọn công việc chỉ đơn thuần là một hành động lý tính. Ngành nghề, công ty, sếp mới là những nhân tố cần phải lựa chọn khắt khe, cộng thêm với sự nỗ lực của chính bản thân thì chắc chắn công việc mà bạn đã chọn sẽ không bao giờ là kém cỏi.

Mỗi ngày chúng ta có 16 tiếng tỉnh táo, trừ đi thời gian ăn uống, sinh hoạt thì công việc chiếm tới 60%-80% thời gian. Sự nghiệp và hôn nhân là hai nhân tố lớn gây ra sự biến đổi tới cuộc đời mỗi người. Công việc không như ý sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm lý và việc nâng cao giá trị bản thân. Vậy thế nào là một công việc tốt và làm sao để có được một công việc tốt?

Tiêu chí 1: Có khả năng nổi bật để nâng cao giá trị bản thân

Bản chất của công việc là tối đa thương mại hóa thời gian ở nơi làm việc. Chỉ có việc không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo càng nhiều giá trị hơn nữa trong thời gian làm việc tại công ty mới có được một mức lương cao. Để trong tương lai khi mà sức lực của bạn không còn như lúc trẻ, bạn vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống hiện tại hoặc có một cuộc sống tự do hơn.

Trạng thái lý tưởng nhất của đời người có lẽ là “kiềm nén trước và phát huy sau”. Khi còn trẻ, sinh lực dồi dào, ít điều phải bận tâm nên sẽ thích hợp với việc phấn đấu, học hỏi bản lĩnh, để đến lúc về già khi mà cơ thể đã yếu đuối mệt mỏi, nhiều thứ bận tâm, bởi vậy chỉ khi trước đó bạn đã tích lũy đủ thì mới có thể ung dung tự tại ứng phó với mọi khó khăn, thử thách.

Nếu ngược lại, lúc trẻ quá tự do tản mạn không chịu nỗ lực học hỏi khi về già mọi thứ đều sẽ hạn hẹp, thất bại sẽ tiếp nỗi thất bại.

Do vậy, bỏ ra cùng một thời gian và trí lực, làm những công việc giúp bạn thăng cấp mới là nhiệm vụ trọng yếu.

Dưới tiêu chuẩn này chúng ta hãy cùng nhau xem xét những nhân tố nào không thuộc trong phạm trù nâng cao giá trị bản thân.

Môi trường làm việc tốt đẹp ư? Địa điểm làm việc thuận lợi? Nhiều hotgirl? Lương hơn chục triệu? Đi làm không cần quẹt thẻ? Thời gian nghỉ phép linh động?… Những nhân tố này không thể đảm bảo việc “nâng cao giá trị bản thân” được. Bởi vậy khi suy nghĩ về việc có nên tiếp nhận công việc này không thì những nhân tố này sẽ không được coi trọng cho lắm. Vậy thì những nhân tố nào mới càng quan trọng hơn: Công ty có phải là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực hay ngành nghề đó không? Trình độ kỹ thuật, chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm có tiên tiến hay không? Sếp quản lý trực tiếp bạn có ưu tú hay không? Có thể học được những phương pháp làm việc chuyên nghiệp trong ngành hay không? Có thể tiếp cận được với những kỹ thuật tiên tiến nhất hay không? Có được tham gia các dự án mang tính sáng tạo hay không? Có những người bạn đối tác ưu tú hay không? Chọn mặt gửi vàng, đừng bao giờ xem nhẹ sức mạnh của môi trường, môi trường ở đây không chỉ đơn thuần là môi trường văn phòng làm việc mà là môi trường xã giao.

Tiêu chí thứ 2: Tập trung một đội ngũ những người làm việc đơn giản

Người trẻ kinh nghiệm thiếu sót làm thế nào để có thể nhanh chóng phán đoán một công ty có đáng tin cậy hay không? Thực ra chỉ cần bạn bắt đầu vào làm việc được khoảng một tháng là có thể cơ bản đoán được: Những người đồng nghiệp có thành tích nổi bật, làm việc có trách nhiệm có được bổ nhiệm vào những vị trí cốt cán hay không? Những đồng nghiệp có doanh số lớn có được công ty khen thưởng hay không? Những người làm việc có thâm niên liệu có được báo đáp xứng đáng thường niên hay không? Những người thích tán gẫu, không có việc gì làm, đầy tiêu cực có bị đẩy lùi sang một bên không? Hợp tác giữa các bộ phận dễ dàng hay khó khăn? Các công việc mang tính phê duyệt theo quy trình có quá phức tạp hay cứng nhắc hay không? Những ý kiến hợp lý từ khách hàng đối với sản phẩm của công ty có nhận được phản hồi hay không?

Một công ty không có chế độ thưởng phạt rõ ràng, tổ chức rời rạc, luôn chùn bước trước khó khăn thì sớm muộn gì cũng sẽ tụt lùi mà thôi. Những công việc như vậy thường có tính rủi ro lớn, bất giác sẽ làm mất đấu trí của bạn. Người trẻ nếu bước vào làm việc tại một công ty như vậy sẽ rất dễ bị đồng hóa, bởi suy cho cùng con người đều có tính lường biếng. Bạn muốn trở thành một người như thế nào thì hãy hợp tác cùng với người như thế?

Tiêu chí thứ 3: Sản phẩm của công ty đủ tốt để bạn tình nguyện giới thiệu với người thân và bạn bè xung quanh

Ý nghĩa tồn tại của một đơn vị tổ chức công ty nào đó là ở việc có thể giúp xã hội giải quyết một vấn đề nào đó. Sở dĩ có một số ít công ty trở nên vĩ đại là do họ không chỉ giải quyết được những vấn đề nhất định mà còn góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xã hội. Nhưng trong xã hội thực tế vẫn còn tồn tại không ít những công việc mang ý nghĩa tiêu cực cho xã hội, về điểm này có thể nhìn thấy rõ trên hoạt động, phương thức kinh doanh và sản phẩm của họ. Ví dụ như những công ty cung cấp các dịch vụ sao chép giả mạo, môi giới phát tờ rơi, dán quảng cáo trên đường, những công việc lách luật nhằm thu được lợi ích trước mắt, sản phẩm giả mạo kém chất lượng… Một tiêu chí phán đoán tương đối đơn giản đó là bạn có tình nguyện giới thiệu sản phẩm của công ty mình tới bạn bè và người thân không? Nếu bạn không những yên tâm mà còn vô cùng tự hào thì chứng tỏ công ty của bạn tương đối đáng tin cậy.

Nguồn: CafeF

Share this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Hotline: 0914.780.011