Author - E-Hou

test_abc

Đẩy Lùi Sự Trì Hoãn Chỉ Trong 2 phút Với Nguyên Tắc Đơn Giản Này

Nguyên tắc 2 phút sẽ giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, vì nó dễ đến mức bạn không thể từ chối việc bắt đầu hành động.

Học một ngoại ngữ mới ư? Ôi đơn giản ý mà, tháng sau hẵng bắt đầu. Giảm cân ư? Để sau sinh nhật đi… Con người quá dễ bị sa ngã vào vòng xoáy trì hoãn dù biết những việc kia rất tốt cho mình nhưng vẫn không thể cưỡng lại sự trì hoãn để bắt đầu.

Gần đây, tôi đã thực hiện theo phương pháp đơn giản giúp tôi “đè bẹp” sự trì hoãn và giúp tôi dễ dàng gắn bó với những thói quen tốt hơn cùng một lúc.

Tôi muốn chia sẻ nó với bạn hôm nay để bạn có thể thử nó và xem nó hoạt động như thế nào trong cuộc sống của bạn. Đó là Nguyên tắc 2 phút – một nguyên tắc không thể nào đơn giản hơn.

Nguyên tắc 2 phút

Hầu hết các nhiệm vụ mà bạn trì hoãn trên thực tế không khó thực hiện – bạn có đủ tài năng và kỹ năng để hoàn thành chúng – bạn chỉ tránh bắt đầu chúng vì một lý do nào đó. Nguyên tắc 2 phút đánh bại sự trì hoãn và sự lười biếng bằng cách khiến cho việc bắt đầu hành động trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, dễ đến nỗi bạn không thể nói “không”.

Nguyên tắc 2 phút có hai phần:

Phần 1: Nếu công việc chỉ mất ít hơn hai phút, hãy làm ngay bây giờ.

Phần 1 đến từ cuốn sách bán chạy nhất của tác giả David Allen: “Getting Things Done”.

Thật đáng ngạc nhiên là những việc bạn trì hoãn thực hiện lại là những việc có thể thực hiện trong vòng hai phút hoặc ít hơn. Ví dụ việc rửa bát ngay sau bữa ăn, cho đồ vào máy giặt, đi đổ rác, gửi mail,… Nếu là công việc chỉ tốn hai phút để thực hiện, hãy làm theo nguyên tắc này và thực hiện nó ngay lập tức.

Phần 2: Khi muốn hình thành một thói quen mới thì nó chỉ nên tốn ít hơn 2 phút để thực hiện

Liệu tất cả các mục tiêu có thể hoàn thành trong vòng chưa đầy 2 phút không? Tất nhiên là không rồi. Nhưng nó có thể BẮT ĐẦU chỉ trong vòng 2 phút hoặc ít hơn. Đây mới chính là điều cốt lõi của nguyên tắc này.

Có vẻ như chiến lược này quá đơn giản cho mục tiêu vĩ đại của bạn nhưng nó lại phát huy tác dụng cho bất kỳ mục tiêu nào chỉ vì một lí do: Nguyên lý của cuộc sống

Nguyên lý của cuộc sống

Trong định luật về quán tính, Isaac Newton đã nói: “Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều”. Điều này cũng áp dụng cho con người giống như cho chính những quả táo đang rơi.

Nguyên tắc 2 phút có tác dụng đối với các mục tiêu dù lớn hay nhỏ do những quán tính của cuộc sống. Một khi bạn bắt đầu làm việc gì đó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả những điều tốt đẹp sẽ xảy ra một khi bạn bắt đầu.

Nếu muốn trở thành một nhà văn tài hoa chỉ cần bắt đầu viết một câu (Nguyên tắc 2 phút) rồi bạn sẽ thấy mình ngồi viết cả giờ đồng hồ.

Muốn ăn uống lành mạnh hơn? Hãy ăn thử một miếng trái cây thôi bạn sẽ thấy có động lực để làm món salad tốt cho sức khỏe.

Muốn hình thành thói quen đọc sách? Hãy bắt đầu đọc trang đầu tiên rồi bạn sẽ thấy mình dành cả buổi chiều chìm đắm trong những câu chuyện.

Muốn chạy 3 lần một tuần? Mỗi thứ 2, thứ 4, thứ 6 hãy đi giày vào và ra khỏi cửa và bạn sẽ thấy mình có động lực chạy.

Điều quan trọng nhất trong việc hình thành bất kỳ thói quen nào chính là việc bắt đầu – không chỉ là lần đầu tiên thực hiện mà cả mỗi lần thực hiện thói quen đó nữa. Điều này có nghĩa rằng không quan trọng việc bạn thực hiện như nào mà là việc hành động một cách kiên định. Trong khía cạnh nào đó, việc bắt đầu còn quan hơn cả việc thành công. Điều này còn đặc biệt đúng cho quãng thời gian ban đầu vì chỉ cần bắt đầu, bạn sẽ có rất nhiều thời gian để không ngừng cải thiện.

Nguyên tắc 2 phút không nói về kết quả bạn đạt được, mà là về quá trình thực sự làm công việc đó. Nó còn đặc biệt đúng đối với những người thực sự tin rằng phương pháp còn quan trọng hơn cả mục tiêu. Trọng tâm là hãy bắt đầu hành động và để phép màu xuất hiện.

Tôi không thể đảm bảo liệu Nguyên tắc 2 phút có phù hợp với bạn hay không. Nhưng, tôi có thể đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ hiệu quả nếu bạn không bao giờ thử nó.

Theo Trí thức trẻ

7 Thói Quen Giúp Bạn Nói Không Với Căng Thẳng, Luôn Tràn Đầy Năng Lượng Và Đủ Sáng Suốt Để Hoàn Thành Mọi Việc

Xao nhãng, mất tập trung hay buồn ngủ, uể oải là trạng thái vô cùng phổ biến, nhất là đối với dân văn phòng. Tình trạng sức khỏe đó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc và khả năng quản lý thời gian, cũng chính là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Xét cho cùng, con người không phải là máy móc – chúng ta là thực thể sống dưới sự điều khiển của não bộ. Bộ não có năng lượng thì chúng ta mới có thêm sinh lực để theo đuổi những mục tiêu cao hơn. Và để làm được điều đó thực ra không hề khó. Theo gợi ý của John Zeratsky – tác giả của cuốn sách Sprint: How to solve big problem and test new ideas in just five days (Chạy nước rút: Giải quyết vấn đề và thử nghiệm ý tưởng chỉ trong 5 ngày), dưới đây là 7 thói quen tốt bạn nên duy trì để cả ngày được khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Ngủ ngon hơn

Ý nghĩa của giấc ngủ hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giấc ngủ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì, tăng cường hệ miễn dịch. Thậm chí, nó còn giúp cải thiện trí nhớ và hiệu suất tinh thần của bạn. Những trường hợp ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày mà vẫn làm nên việc như Martha Stewart hay Barack Obama thật sự chỉ là ngoại lệ thôi. Thực tế, phần lớn chúng ta vẫn cần thiết một giấc ngủ đủ cả về chất và lượng.

Để tập thành thói quen này, đừng uống các thức uống chứa cafein sau 2 giờ chiều. Hạn chế tiết xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện tử, di động sau khi mặt trời lặn. Và thay vì cầm điện thoại để lướt web thì trước khi ngủ, bạn nên đọc một vài trang sách giấy cho cả cơ thể được thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Đi bộ đi làm

Vì cuộc sống vội vã mà ngày nay, chúng ta bỏ quên mất thói quen đi bộ. Đi bộ thực sự rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Ngay cả Hippocrates cũng nói: “Đi bộ là loại thuốc tốt nhất của con người”, vì thế nếu có thể hãy tận dụng mọi thời gian bạn có để dạo bộ vài vòng.

Nếu bạn cảm thấy không thể đi bộ đến chỗ làm (hầu hết chúng ta đều cảm thấy vậy) thì có thể chuyển từ đi xe riêng sang các phương tiện giao thông công cộng, đậu xe cách chỗ làm để có thêm một quãng đường ngắn để đi bộ… Nói chung, để đi bộ được nhiều hơn thì không khó, bạn có muốn thực hiện thói quen này hay không thôi.

Nạp chất béo cho bữa sáng

Sau nửa thế kỷ nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng, mọi người bắt đầu nhận ra chất béo là một phần thiết yếu và lành mạnh trong khẩu phần ăn của chúng ta. Đó là nguồn năng lượng chính của mỗi người, giúp sửa chữa và tái tạo tế bào, đồng thời giảm viêm, giữ bạn no lâu.

Để nạp thêm chất béo cho bữa sáng, bạn có thể ăn các thực phẩm như trứng, bơ, sữa, cá… Chất béo trong chế độ ăn rất quan trọng nhưng nó đặc biệt tốt vào bữa sáng, giúp cung cấp năng lượng cho cả một ngày dài. Chỉ cần bạn có thói quen ăn sáng thì việc ăn thêm nhiều chất béo lúc đầu ngày không phải là việc quá khó khăn.

Đứng lên bất cứ khi nào có thể

Những nghiên cứu về sự nguy hiểm của việc ngồi quá lâu nổi lên vào khoảng năm 2010, nó chỉ ra mối quan hệ giữa việc ít vận động đến các vấn đề sức khỏe như tim mạch, ung thư, thoái hóa cơ… Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn nên có những chuyển động cường độ thấp như đi lại, đứng lên ngồi xuống để cải thiện lượng máu lưu thông lên não, giúp tập trung hơn, tinh thần phấn chấn và tươi tỉnh hơn.

Thay đổi thói quen ngồi lì một chỗ quả thực không hề dễ, nhất là đối với dân văn phòng. Điều quan trọng là bạn ý thức được mình cần phải đổi từ “ngồi” sang “đứng”. Hãy đứng dậy, đi lại trong giờ giải lao; đứng khi nói chuyện với đồng nghiệp hay khi trình bày ý tưởng trong cuộc họp. Bạn không cần ép mình phải thay đổi ngay nhưng nên điều chỉnh dần dần, cố gắng đứng dậy 2 lần mỗi giờ để cơ thể quen với hành vi này.

Rời mắt khỏi màn hình máy tính

Bất kỳ lúc nào có thời gian nghỉ, bạn lại lướt Facebook? Bạn nghĩ rằng đọc những tin tức hài hước trên đó là cách giúp bạn thư giãn? Đáng tiếc là, tất cả những việc bạn làm, những điều bạn nghĩ đều đang quá sai!

Dán mắt vào các phương tiện truyền thông xã hội là việc làm tốn thời gian nhất mà cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nhất. Thay vào đó mỗi lúc cần nghỉ ngơi, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ để dưỡng mắt hoặc đi lại xung quanh, nói chuyện phiếm với đồng nghiệp hay ăn nhẹ một món nào đó.

Thực hiện những bài tập nhanh nhưng với cường độ cao

Nếu bạn chưa biết thì HIIT (bài tập cường độ cao, đứt quãng) không những tiết kiệm thời gian mà nó còn có thể tốt hơn so với tập thể dục bình thường như chạy bộ, tập với máy hay tập fitness. Chỉ 5 – 10 phút thôi, những bài tập này có thể giúp tăng sức chịu đựng, cải thiện trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tập HIIT không dễ, nhưng nó sẽ là một “bài thuốc” gây nghiện nếu bạn đã quen. Ban đầu, HIIT có thể dễ gây nản chí vì cường độ cao, cơ bắp nhức mỏi. Vì thế, bạn có thể tập cách ngày nếu chưa quen, kết hợp với những bài tập nhỏ lẻ nhưng có tác động lớn vào thể lực như chống đẩy, squats, nâng tạ hay chạy nước rút…

Tập những bài ngắn trước rồi tới những bài dài hơn. Quan trọng là giúp cơ thể bạn dần quen với cường độ tập luyện này, rồi nó sẽ tự điều chỉnh để bạn không còn cảm thấy đau nhức nữa. Luyện tập thường xuyên chắc chắn đem lại lợi ích không chỉ cho sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần, cải thiện sự tập trung.

Làm việc nhà

Đúng, chính là làm những công việc dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, mua sắm… Tự động hóa và những dịch vụ hỗ trợ khách hàng đang dần biến chúng ta thành những con sâu lười biếng và thụ động. Nhất là sau một ngày dài căng thẳng tại công sở, bạn sẽ chỉ muốn về nhà, nằm im tận hưởng mà thôi.

Tự tay làm việc nhà hoàn toàn không phải một cách “hành xác” tiếp theo mà chính xác hơn, đó là lúc để bạn giải tỏa stress. Hãy chọn những công việc đòi hỏi thể chất vừa phải như đi mua sắm thực phẩm hay lau dọn nhà cửa. Trong lúc làm những công việc đó, bạn được vận động, được hít thở không khí trong lành và được giải phóng suy nghĩ…

Chỉ riêng chiến thuật quản lý thời gian thôi là không đủ. Để có đủ năng lượng và sự tích cực, tập trung cho một ngày dài, bạn còn cần cả thể lực bền bỉ và dồi dào. Bởi thế, hy vọng bạn có thể áp dụng 7 thói quen hữu ích này vào cuộc sống thường nhật để cải thiện sự hiệu quả khi làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.

Học Quy Tắc Lãnh Đạo “Lên Tiếng khi Hiểu Đủ” Từ CEO Apple Tim Cook

CEO của Apple là người thường xuyên có những phát ngôn mạnh mẽ về thúc đẩy sự đa dạng và nhiều vấn đề khác. Các chính sách nhập cư gây tranh cãi nhất của Mỹ cũng không phải ngoại lệ. Trên thực tế, Tim Cook thường xuyên bày tỏ mối quan tâm và lên tiếng thể hiện quan điểm rõ ràng.
Tuy nhiên, tại Hội nghị thường niên CEO Initiative 2018 của Fortune hôm 25/6/2018, vị CEO nổi tiếng này nói rõ rằng, trước khi phát biểu quan điểm, ông luôn tự đặt ra các câu hỏi: “Vấn đề này liệu có phải là chuyên môn của Apple?”, “Chúng ta có quyền nói về nó không?”.

Tim Cook cho biết ông không muốn Apple trở thành một “nhà phát ngôn” về mọi thứ. Nhưng với cương vị một nhà lãnh đạo, ông tin mình có trách nhiệm nói ra cả những giá trị của công ty lẫn những giá trị mà nó dựa vào đó để vận hành.
“Tôi không nghĩ việc kinh doanh chỉ nên gói gọn trong các vấn đề thương mại. Với tôi, kinh doanh không gì khác hơn là một tập hợp những con người. Nếu con người có những giá trị thì các công ty cũng nên giống như vậy”, CEO Apple chia sẻ tại CEO Initiative 2018.

Nhưng ông cũng nói thêm, họ chỉ nên thể hiện quan điểm về một chủ đề “khi có sự hiểu biết nhất định về chủ đề đó”.
Là lãnh đạo của một công ty toàn cầu với hơn 120.000 nhân viên trên khắp thế giới, Tim Cook nói rằng ông cảm thấy hợp lý khi nói về những vấn đề như giáo dục, chính sách bảo mật, nhân quyền, nhập cư và môi trường, bởi vì ông có một vốn hiểu biết nhất định về những vấn đề này. “Chúng tôi nghĩ rằng mình có nhiều thứ để cung cấp khi nói về vấn đề môi trường”, chuyên gia công nghệ 57 tuổi nêu ví dụ.

Hồi cuối tháng 6 vừa qua, CEO Apple đã lên tiếng phản đối chính sách “đau lòng” và “vô nhân đạo” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chia tách trẻ em nhập cư và cha mẹ chúng tại biên giới Mỹ với Mexico. Hứng chịu sự phản ứng dữ dội từ dư luận quốc tế lẫn trong nước, ông Trump sau đó đã cho dừng việc chia tách này lại.

Tim Cook đã so sánh trường hợp này với những động thái của chính quyền ông Trump hồi năm ngoái nhằm chấm dứt DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) – chương trình bảo vệ người nhập cư trẻ đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ, do chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi động vào năm 2012. Động thái của chính quyền ông Trump dẫn đến sự bất ổn lớn, đặc biệt là đối với Tim Cook và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Silicon Valley, vì nhiều nhân viên của họ được DACA bảo trợ.

“Tôi nghĩ cách làm này đã thể hiện sự kém tôn trọng giá trị của người khác và chúng tôi cần phải nói điều gì đó… Chúng tôi có hơn 300 nhân viên thuộc diện DACA. Tôi muốn đứng lên vì họ”, ông nêu quan điểm.

Tim Cook còn nói thêm, khi có điều gì đó diễn ra và không phù hợp với giá trị của công ty mình, điều quan trọng là phải lên tiếng. “Nếu không, bạn sẽ thuộc nhóm… người tốt và chỉ biết im lặng. Đó là điều mà tôi không bao giờ muốn trở thành”, ông khẳng định.

Thế Hệ 9X Đầu Tiên Đã Tốt Nghiệp 10 Năm, Giờ Họ Ra Sao: 28 Tuổi, Tất Cả Mới Chỉ Bắt Đầu!

Từ những học sinh tuổi 18 non nớt đầy hoài bão, 10 năm trôi qua- một cột mốc quan trọng, chúng ta giờ đã 28!

Nhiều khi tôi vô cùng chán ghét cảm giác lặng ngồi một mình và lại suy nghĩ về đoạn đường đã đi qua. Ví dụ như tôi đang ở đâu? Tôi đã bao nhiêu tuổi? Đang có cuộc sống thế nào? Những người bạn cùng tuổi giờ có cuộc sống ra sao? Dường như chỉ cần lười biếng nằm trên sofa thả hồn suy nghĩ, nghĩ về lí tưởng cuộc đời, đều sẽ làm cho bản thân trở nên lo lắng.

Hai ngày trước, một người bạn cấp ba của tôi gọi điện thoại hỏi về lĩnh vực tôi đã từng làm. Tôi bỗng thấy kỳ lạ, tôi nhớ rõ công việc của cậu ấy hoàn toàn không liên quan đến lĩnh vực này, hỏi qua hỏi lại, mới biết cậu ấy mới nghỉ việc ở doanh nghiệp nhà nước nọ.

Cậu ấy nói đã do dự rất lâu, tự thấy mình đã 28 tuổi, luôn thấy thấp thỏm không yên, nhìn thấy những người bạn bên cạnh ngày một tốt lên, còn bản thân cứ dậm chân tại chỗ, cảm thấy suốt ruột vô cùng, nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng mới quyết định nghỉ việc ở công ty đã gắn bó đến 6 năm để xin vào một công ty mới thành lập không lâu, lương cao hơn chút đỉnh, nhưng cậu muốn thử, cậu nói tránh để đến 30 tuổi lại hối hận.

Tôi mặc dù rất đồng tình việc mọi người tích cực đi tìm kiếm khả năng tiềm ẩn của bản thân, nhưng thiết nghĩ cậu làm vậy có phải đã quá mạo hiểm rồi không, nhảy đến một lĩnh vực hoàn toàn không biết gì cũng không đáng sợ, nhưng đáng sợ nhất là tự bản thân cũng không biết đây có phải lĩnh vực mình thích hay là sở trường của mình không?

Cậu nói, sự không công bằng lớn nhất của tạo hóa chính là, có những người dù tìm kiếm cả đời cũng không tìm được thứ mình thích, nhưng có những người, mới sinh ra đã ở trước mắt.

Câu nói này đã làm tôi suy nghĩ, cuối cùng tôi nói lại tất cả những kinh nghiệm mà mình có được cho cậu. Mặc dù tôi đã thất bại, có thể những kinh nghiệm này không có tác dụng nhưng tôi tin cậu có thể làm tốt hơn mình rất nhiều.

Gần đây, mạng xã hội chia sẻ không ít những bức ảnh về “10 năm sau tốt nghiệp”, “10 năm trở lại trường”. Tôi nhận thấy mặc dù cùng tuổi, nhưng cuộc sống và thu nhập đã có sự khác biệt vô cùng lớn. Đương nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc lựa chọn hướng đi của mỗi người sau tốt nghiệp, ở lại thành phố hay về quê, và đây cũng là chủ đề được đưa ra thảo luận ở mỗi cuộc gặp mặt, nhưng có một điểm chung, đó là mỗi chúng ta vẫn đang hướng về một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Không ít lần trò chuyện, chúng tôi thường đùa nhau rằng: thế hệ 9x chúng mình có lẽ là thế hệ sống mệt mỏi nhất. Sự mệt mỏi này không phải cuộc sống quá bi thảm, cũng không phải áp lực từ người khác mang lại, mà ngược lại xuất phát từ bản thân chúng ta, so với thế hệ 7X, 8X, chúng ta suy nghĩ nhiều hơn, tính toán nhiều hơn. Dường như từ những ngày đại học đã phải đối diện và quá quen với từ “lạc lối”, chúng ta không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm đáp án để thoát khỏi sự lạc lối của bản thân.

Trước 28 tuổi, bạn bè tôi đã có không ít người thành công, một số từ những năm đầu đại học đã tự kinh doanh, đến lúc tốt nghiệp đã tự có thể mua được nhà, một số khác đi làm không lâu đã đứng ở vị trí cao, độc lập, dư giả về tài chính, một số tự thành lập công ty, đã có vị trí nhất định trong lĩnh vực họ theo đuổi.

Mỗi lần nghĩ đến họ, nếu nói tôi không nôn nóng, lo lắng, không ngưỡng mộ chắc chắn là nói dối, có ai là không muốn thành công, để bố mẹ mình có thể hãnh diện trước họ hàng làng xóm. Nhưng suy nghĩ kỹ lại, dù sao số người thành công cũng là số ít, trong hàng trăm triệu người tốt nghiệp rốt cuộc cũng chỉ có một vài người thành danh.

Tôi có một người bạn học khác, cũng vừa nghỉ việc năm ngoái, đến nay vẫn chưa có bạn gái. Trước khi nghỉ việc, cậu làm tại phòng thí nghiệm cho một công ty hóa chất, làm được 3 năm, nếu lập bảng những công việc nhàm chán cậu từng làm, chắc chắn công việc này xếp số 1. Nghỉ tết, cậu có gặp tôi, nói, bất kể thế nào, năm nay cậu nhất định phải bỏ việc.

28 tuổi rồi, lương vẫn 8 triệu, tiền tiết kiệm cũng không có một xu, chưa cần biết người khác nghĩ thế nào, thì bản thân đã thấy không bằng lòng với chính mình. Tiếp tục duy trì tình trạng này, bạn gái chắc cũng sẽ không có, giá trị bản thân cũng sẽ mãi trói buộc ở con số 8 triệu, đó là điều mà cậu không hề mong muốn.

Thế nhưng, 28 tuổi, mọi sự bắt đầu ở tuổi này đều cảm thấy đã muộn. Cậu nói, 28 tuổi và 30 tuổi, tuổi nào muộn hơn? Cậu tìm hiểu ngành công nghệ thông tin là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, cũng là ngành có nhiều bấp bênh và tốc độ biến đổi nhanh nhất hiện nay. Cậu muốn thử.

Vậy là cậu nghỉ việc ở công ty cũ, mượn tiền người nhà và đi học một chương trình học tập trung về công nghệ thông tin, bắt đầu từ con số 0. Lớp học đóng cửa vào 8h tối, cậu lại xách máy tính về kí túc xá học đến 1, 2 giờ sáng. Cậu nói những người học cùng lớp với cậu, nếu không phải mới tốt nghiệp cấp ba thì cũng là sinh viên đại học chưa tốt nghiệp, cậu lớn tuổi nhất, ngồi ở cuối lớp, nhưng cậu không hề cảm thấy xấu hổ, ngược lại, còn có cảm giác quay về những năm cuối cấp trung học, vì thi đỗ đại học mà sống chết ôn thi.

Thực lòng, tôi cảm thấy vui thay cậu ấy. Khi đã 28 tuổi bạn cần phải như thế nào, tôi lúc này cũng chưa tìm được đáp án, nhưng nếu 28 tuổi có thể tìm lại được bản thân ở độ tuổi 18, tôi càng không tìm được một đáp án nào tốt hơn.

Murakami Haruki (tiểu thuyết giam dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật) ở độ tuổi 30, dựa vào tác phẩm đầu tay “Lắng nghe gió hát” và giành được giải nhất, từ đó mới chính thức tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầm bút. Trước đó, quán bar của ông không ít lần đứng trước nguy cơ đóng cửa, mùa đông vì tiết kiệm mà không dám bật lò sưởi, hai vợ chồng ôm chú chó cưng cùng ngủ trên một chiếc giường.

New York sớm hơn California 3 giờ, nhưng điều đó cũng không làm cho cuộc sống ở California bị chậm đi.

Có người 22 tuổi tốt nghiệp, nhưng phải 5 năm sau mới tìm được một công việc tốt.

Có người 25 tuổi đã trở thành CEO, nhưng lại ra đi ở tuổi 50.

Có người đến 50 tuổi mới giữ chức vụ CEO, và họ đã sống đến 90 tuổi.

Có những người bạn đã kết hôn, nhưng cũng có những người vẫn đơn thân.

Obama về hưu ở tuổi 55, Trump 70 tuổi mới bắt đầu giữ chức vụ tổng thống.

Trên đời này, vốn dĩ mỗi người đều có múi giờ riêng để phát triển bản thân.

Bên cạnh dường như có những người đang đi ở phía trước bạn, cũng có những người dường như đang ở sau bạn.

Nhưng thực ra là mỗi người ở trong múi giờ của chính mình.

Đừng đố kị, cũng đừng chê cười, chỉ là họ đang đi trong chính múi giờ của mình thôi, bạn cũng vậy!

Cuộc sống chính là chờ đợi cơ hội chính xác để hành động.

Vì vậy, hãy thả lỏng, bạn không sớm, bạn cũng không muộn, chỉ là cuộc sống đang  đặt cho bạn múi giờ thuộc về chính bạn, tất cả đều đúng giờ!

Sự nghiệp của một con người rất dài, mấu chốt là, bạn cần biết hoàn thiện bản thân và không ngừng tự mở rộng con đường phía trước, không nản lòng trong mọi hoàn cảnh. Nếu chỉ tiếp tục so sánh với người khác và sinh ra lo âu, trốn tránh, an phận qua ngày, đó mới là điều tồi tệ nhất.

28 tuổi đã làm được gì, tôi cảm thấy đều không cần thiết phải lo lắng, nếu không phải thiên tai nhân họa, vậy tại sao không dùng khoảng thời gian 10 năm từ 20 đến 30 tuổi để cho phép bản thân được nếm thử sai lầm. Trải qua sai lầm chính là quá trình không ngừng đối mặt với thất bại, giúp chúng ta trưởng thành hơn, cho dù sai lầm có lặp lại, thì hãy xem như bạn vẫn giữ nguyên sự trẻ trung năm đó của mình. Đối với tôi, 30 tuổi, trận chiến của cuộc sống mới thực sự bắt đầu!

Mong cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần khỏe mạnh, tất cả đều là sự sắp đặt tốt nhất!

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Lương Cao Và Gần Nhà – Bạn Định Nghĩa Đó Là Công Việc Trong Mơ?

Lương cao và gần nhà – Bạn định nghĩa đó là công việc trong mơ?

Cái lợi nhỏ trước mắt dễ làm sụp đổ tiền đồ của bạn! Lựa chọn công việc chỉ đơn thuần là một hành động lý tính. Ngành nghề, công ty, sếp mới là những nhân tố cần phải lựa chọn khắt khe, cộng thêm với sự nỗ lực của chính bản thân thì chắc chắn công việc mà bạn đã chọn sẽ không bao giờ là kém cỏi.

Mỗi ngày chúng ta có 16 tiếng tỉnh táo, trừ đi thời gian ăn uống, sinh hoạt thì công việc chiếm tới 60%-80% thời gian. Sự nghiệp và hôn nhân là hai nhân tố lớn gây ra sự biến đổi tới cuộc đời mỗi người. Công việc không như ý sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe tâm lý và việc nâng cao giá trị bản thân. Vậy thế nào là một công việc tốt và làm sao để có được một công việc tốt?

Tiêu chí 1: Có khả năng nổi bật để nâng cao giá trị bản thân

Bản chất của công việc là tối đa thương mại hóa thời gian ở nơi làm việc. Chỉ có việc không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo càng nhiều giá trị hơn nữa trong thời gian làm việc tại công ty mới có được một mức lương cao. Để trong tương lai khi mà sức lực của bạn không còn như lúc trẻ, bạn vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống hiện tại hoặc có một cuộc sống tự do hơn.

Trạng thái lý tưởng nhất của đời người có lẽ là “kiềm nén trước và phát huy sau”. Khi còn trẻ, sinh lực dồi dào, ít điều phải bận tâm nên sẽ thích hợp với việc phấn đấu, học hỏi bản lĩnh, để đến lúc về già khi mà cơ thể đã yếu đuối mệt mỏi, nhiều thứ bận tâm, bởi vậy chỉ khi trước đó bạn đã tích lũy đủ thì mới có thể ung dung tự tại ứng phó với mọi khó khăn, thử thách.

Nếu ngược lại, lúc trẻ quá tự do tản mạn không chịu nỗ lực học hỏi khi về già mọi thứ đều sẽ hạn hẹp, thất bại sẽ tiếp nỗi thất bại.

Do vậy, bỏ ra cùng một thời gian và trí lực, làm những công việc giúp bạn thăng cấp mới là nhiệm vụ trọng yếu.

Dưới tiêu chuẩn này chúng ta hãy cùng nhau xem xét những nhân tố nào không thuộc trong phạm trù nâng cao giá trị bản thân.

Môi trường làm việc tốt đẹp ư? Địa điểm làm việc thuận lợi? Nhiều hotgirl? Lương hơn chục triệu? Đi làm không cần quẹt thẻ? Thời gian nghỉ phép linh động?… Những nhân tố này không thể đảm bảo việc “nâng cao giá trị bản thân” được. Bởi vậy khi suy nghĩ về việc có nên tiếp nhận công việc này không thì những nhân tố này sẽ không được coi trọng cho lắm. Vậy thì những nhân tố nào mới càng quan trọng hơn: Công ty có phải là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực hay ngành nghề đó không? Trình độ kỹ thuật, chất lượng quản lý, chất lượng sản phẩm có tiên tiến hay không? Sếp quản lý trực tiếp bạn có ưu tú hay không? Có thể học được những phương pháp làm việc chuyên nghiệp trong ngành hay không? Có thể tiếp cận được với những kỹ thuật tiên tiến nhất hay không? Có được tham gia các dự án mang tính sáng tạo hay không? Có những người bạn đối tác ưu tú hay không? Chọn mặt gửi vàng, đừng bao giờ xem nhẹ sức mạnh của môi trường, môi trường ở đây không chỉ đơn thuần là môi trường văn phòng làm việc mà là môi trường xã giao.

Tiêu chí thứ 2: Tập trung một đội ngũ những người làm việc đơn giản

Người trẻ kinh nghiệm thiếu sót làm thế nào để có thể nhanh chóng phán đoán một công ty có đáng tin cậy hay không? Thực ra chỉ cần bạn bắt đầu vào làm việc được khoảng một tháng là có thể cơ bản đoán được: Những người đồng nghiệp có thành tích nổi bật, làm việc có trách nhiệm có được bổ nhiệm vào những vị trí cốt cán hay không? Những đồng nghiệp có doanh số lớn có được công ty khen thưởng hay không? Những người làm việc có thâm niên liệu có được báo đáp xứng đáng thường niên hay không? Những người thích tán gẫu, không có việc gì làm, đầy tiêu cực có bị đẩy lùi sang một bên không? Hợp tác giữa các bộ phận dễ dàng hay khó khăn? Các công việc mang tính phê duyệt theo quy trình có quá phức tạp hay cứng nhắc hay không? Những ý kiến hợp lý từ khách hàng đối với sản phẩm của công ty có nhận được phản hồi hay không?

Một công ty không có chế độ thưởng phạt rõ ràng, tổ chức rời rạc, luôn chùn bước trước khó khăn thì sớm muộn gì cũng sẽ tụt lùi mà thôi. Những công việc như vậy thường có tính rủi ro lớn, bất giác sẽ làm mất đấu trí của bạn. Người trẻ nếu bước vào làm việc tại một công ty như vậy sẽ rất dễ bị đồng hóa, bởi suy cho cùng con người đều có tính lường biếng. Bạn muốn trở thành một người như thế nào thì hãy hợp tác cùng với người như thế?

Tiêu chí thứ 3: Sản phẩm của công ty đủ tốt để bạn tình nguyện giới thiệu với người thân và bạn bè xung quanh

Ý nghĩa tồn tại của một đơn vị tổ chức công ty nào đó là ở việc có thể giúp xã hội giải quyết một vấn đề nào đó. Sở dĩ có một số ít công ty trở nên vĩ đại là do họ không chỉ giải quyết được những vấn đề nhất định mà còn góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả xã hội. Nhưng trong xã hội thực tế vẫn còn tồn tại không ít những công việc mang ý nghĩa tiêu cực cho xã hội, về điểm này có thể nhìn thấy rõ trên hoạt động, phương thức kinh doanh và sản phẩm của họ. Ví dụ như những công ty cung cấp các dịch vụ sao chép giả mạo, môi giới phát tờ rơi, dán quảng cáo trên đường, những công việc lách luật nhằm thu được lợi ích trước mắt, sản phẩm giả mạo kém chất lượng… Một tiêu chí phán đoán tương đối đơn giản đó là bạn có tình nguyện giới thiệu sản phẩm của công ty mình tới bạn bè và người thân không? Nếu bạn không những yên tâm mà còn vô cùng tự hào thì chứng tỏ công ty của bạn tương đối đáng tin cậy.

Nguồn: CafeF

25 tuổi đi phỏng vấn muốn “ổn định”, 35 tuổi chính là cái giá đắt nhất cho việc đòi “ổn định”

Không ngừng thay đổi, mới chính là điều bất biến duy nhất trong cuộc đời.

Bạn muốn trở thành những chiếc ốc vít hay một bộ phận không thể thay thể trong cỗ máy cuộc đời.

Vài ngày trước đến tìm anh bạn ở công ty, vừa đúng lúc công ty anh đang phỏng vấn tuyển dụng, tôi liền đứng một bên nghe. Nhân sự hỏi một số vấn đề, ứng viên đều trả lời rất lưu loát, có thể nhận thấy được đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến, làm cho người phỏng vấn có mặt đều không ngừng gật đầu lia lịa.

Chỉ cho đến lúc sắp kết thúc, bạn tôi, nãy giờ chưa hỏi câu nào đột nhiên cất tiếng: “Như bạn nói thì bạn là một người thích ổn định, vậy nếu công ty có vị trí phù hợp với bạn, bạn sẽ gắn bó lâu dài chứ?”

Tôi bất giác trợn mắt, đây là câu hỏi ngớ ngẩn gì vậy, chẳng nhẽ người ta tự nói bản thân thích bay nhảy, chỉ đến học hỏi hay để làm chơi chơi rồi nghỉ.

Quả nhiên, ứng viên không chút ngập ngừng thể hiện lòng trung thành của bản thân, như thể muốn gắn bó với công ty cả đời vậy.

Bạn tôi gật đầu và kết thúc phỏng vấn, sau đó tích một chữ “×” to trên CV của ứng viên. Có thế thấy mọi người đểu sửng sốt, khẽ liếc mắt nhìn nhau nhưng đều không dám hỏi.

Đợi đến khi quay về phòng làm việc, tôi mới hỏi bạn, bạn tôi cười hỏi ngược lại: “Giả sử bạn mới làm quen với một người đàn ông, lần đầu tiên gặp mặt đối phương đã nói muốn ở bên bạn cả đời, bạn sẽ nghĩ thế nào?”

Tôi chợt hiểu ý của bạn. Thời thế thay đổi từng ngày, người có suy nghĩ phấn đấu, có chí tiến thủ mới có thể tồn tại và đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió.

Đến bạn tôi là một trong những người thành lập ra công ty, trước giờ đều không dám nghĩ tới ổn định, vậy cớ sao một thanh niên hai mươi mấy tuổi đã muốn có một cuộc sống ổn định?

“Tuổi đời còn trẻ, không chịu khó phấn đấu đã mong ổn định, ứng viên đó vốn dĩ không có suy nghĩ nâng cao giá trị bản thân, chỉ muốn ở công ty an nhàn đến già. Lĩnh vực nào cũng có thể đứng trước nguy cơ phá sản nên công ty mình không thích hợp cho bạn ấy” – bạn tôi nói.

Tôi vô cùng đồng tình: nếu ví công ty như một cỗ máy đang hoạt động, bộ phận nhân lực ổn định cũng giống như những chiếc ốc vít – tuy không thể thiếu, nhưng có thể thay thế bằng những chiếc khác bất cứ lúc nào. Còn người bạn tôi cần là sẵn sàng cọ sát lăn xả, không thể thay thế, cho dù có phải bỏ nhiều tiền hơn để có được.

Sự ổn định mà bạn theo đuổi ở tuổi 25, đều sẽ là mở đầu cho sóng gió ẩn chứa trong cuộc đời bạn.

Cách đây không lâu, báo có đưa tin về quyết định cắt giảm nhân lực ở trạm thu phí, nhân viên thu phí nọ oán thán: “Tôi đã 36 tuổi rồi, ngoài việc thu phí, tôi không biết làm gì cả , đến tuổi này cũng không thể học thêm việc gì nữa, mong lãnh đạo có thể xem xét”. Thực sự là một trường hợp khiến người ta dở khóc dở cười.

Tôi nghĩ: những sóng gió của tuổi 35, thực ra, đã được định sẵn từ sự ổn định ở tuổi 25 của bạn rồi!

Lẽ ra bạn có 10 năm để lăn xả, để đi trải nghiệm những biến hóa của thế giới, tự tôi luyện cho mình lớp vỏ giáp chắc chắn, thế nhưng bạn đã chọn cách ngồi yên một chỗ, tự biến cuộc sống của mình thành “chú ếch ngồi đáy giếng”.

Thực ra cũng chẳng cần nói đâu xa, bên cạnh mỗi chúng ta đều không ít những người bạn như vậy.

Ngọc học ngành hóa học, từ lúc bắt đầu thực tập đã làm cho một doanh nghiệp hóa chất, trong cùng ngành dọc thì đó là một công ty có chế độ đãi ngộ tốt, ít khi có biến đổi về nhân sự, không ít nhân viên đã làm ở đó trên 10 năm.

Mấy năm trở lại đây khủng hoảng kinh tế, cộng thêm việc các cơ quan ban ngành có những chỉnh đốn thắt chặt hơn trong ngành công nghiệp hóa chất, đơn vị Ngọc đang làm kinh doanh tụt dốc, bắt đầu cắt giảm nhân lực số lượng lớn, cuối cùng cả bộ phận cô đang làm đều bị cắt bỏ.

Cả một “tập thể” nhân viên thất nghiệp tìm lãnh đạo khóc lóc kể lể: chúng tôi đã làm ở đây hơn 10 năm rồi, ngoài công việc hiện tại thì không biết làm gì cả, công ty có thể xem xét lại quyết định không…

Trường hợp trên cũng giống như nhân viên thu phí nọ, cuộc sống mà họ theo đuổi ở độ tuổi đôi mươi là giống nhau, vì vậy nhiều năm về sau, khó khăn mà họ gặp phải giống hệt nhau.

Còn Ngọc đúng lúc đó ngoạn mục “rời khỏi cuộc chơi”, đến một doanh nghiệp đứng vững sau khủng hoảng, hơn nữa  xuất phát điểm là một vị trí cao – kỹ sư an toàn.

Từ lúc thực tập đến nay cũng đã làm việc ở công ty cũ 3, 4 năm. Nhưng công việc an nhàn dường như không chút mài mòn ý chí trong cô.

Cô luôn giữ được sự nhạy cảm cũng như ý thức về nguy cơ biến đổi, tận dụng thời gian để học thêm chứng chỉ an toàn. Vốn dĩ ở công ty cũ chưa đến thời gian kết thúc hợp đồng, nhưng vừa vặn lại trở thành cơ hội cho cô rời đi.

Cô luôn ý thức được rằng, những môi trường trông càng có vẻ ổn định sẽ càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bởi lẽ, tự thân nó đã không chứa đựng tính quyết định, mà còn “thản nhiên” từng  ngày tiêu hao ý chí của bạn.

Cho đến khi khó khăn ập tới, không còn ai có thể bảo vệ những ngày tháng “ổn định” của bạn, chỉ có tự mình lăn xả mới có thể tồn tại.

Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới dự đoán, cuộc cải cách công nghiệp mới sẽ tạo ra 2.100.000 việc làm mới, nhưng trong 5 năm tiếp theo, 7.100.000 việc làm sẽ không còn.

Không ngừng thay đổi, mới chính là điều bất biến duy nhất trong cuộc đời.

Một trong những điều đáng sợ nhất của cuộc sống ổn định đó là nó dùng sự khoan khoái tạm thời khiến bạn mê muội

Lý Khai Phục có nói: “Ổn định là tốt, nhưng nếu ổn định là sống cuộc sống nhàm chán, không thể khiến bản thân tiến về phía trước, không có học hỏi, không có tiến bộ, trở nên giậm chân tại chỗ, vậy thì không bằng liều lĩnh mạo hiểm một chút”.

Một trong những điều đáng sợ nhất của cuộc sống ổn định đó là nó dùng sự khoan khoái tạm thời làm mê muội bạn, khiến lúc bạn đang cần có tính tò mò với thế giới bên ngoài lại an phận với trạng thái hiện tại, không ôm chí tiến thủ, mất đi năng lực tư duy cũng như khả năng nâng cao hiểu biết.

Cuối cùng, khi trên mình bạn không mang áo giáp hay bất cứ thứ vũ khí nào, cuộc sống sẽ giáng cho bạn một đòn chí mạng!

Cùng với sự biến đổi của thời đại, ” thiên nga đen” sẽ ngày càng nhiều

Trong cuốn “Thiên nga đen” có tình tiết thế này: để bảo vệ bầy hươu trong rừng, chính phủ đã cho thợ săn giết hết sói, vì vậy bầy hươu sống trong môi trường ổn định, gặm rất nhiều cây xanh trong rừng khiến rừng sâu đứng trước nguy cơ sinh tồn, mất cân bằng sinh thái. Sau đó, bầy hươu lại chết dần trong dịch bệnh. Cuối cùng chính phủ đã đem sói trở lại rừng, từ đó khu rừng mới dần hồi phục.

Câu chuyện trên muốn đưa ra quan điểm:

Chúng ta luôn có một sai lầm đáng tiếc, đó là cho rằng tính biến đổi, xáo trộn là xấu, luôn tìm cách để loại bỏ chúng. Nhưng ngay khi chúng ta đang cố tìm cách để loại bỏ chúng, càng khiến chúng ta dễ gặp phải sự đả kích của “thiên nga đen” – sự cố cho là không thể xảy ra nhưng lại xác lập lại hiểu biết của chúng ta về thế giới.

Trong độ tuổi có thể lăn xả, thận trọng khi lựa chọn ổn định, chủ động đón nhận biến động và rủi ro, luôn giữ ý thức về nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực đương đầu với mọi khó khăn, đây mới là điều quan trọng nhất trong thời đại này.

Bởi vì, cùng với sự biến đổi của thời đại, “thiên nga đen” sẽ ngày càng nhiều.

Tuổi trẻ của chúng ta, cần không ngừng tiến bộ trong cuộc sống bất ổn, tận lực đồng bước cùng môi trường đang thay đổi từng ngày bên cạnh chúng ta, như vậy mới có thể đạt đến trạng thái cuộc sống “tương đối ổn định”.

Cuộc sống là của riêng ta, phấn đấu cũng chính vì bản thân, lăn xả là công việc cần làm mỗi ngày, chỉ có tiến bộ từng ngày mới chính là cuộc sống ổn định nhất. Bởi vì, ổn định – không phải là bạn đang có thu nhập ổn định ở nơi nào đó, mà ổn định, là cho dù bạn đi đến đâu, bạn vẫn có thể có thu nhập ổn định.

Khiến cho bản thân có quyền lựa chọn và có đủ năng lực để đặt mọi rủi ro và rối ren bên ngoài ngưỡng cửa, đó, mới đích thực là ổn định!

Nội tâm ổn định, mới khiến bạn an yên, vững chãi như bàn thạch trước phong ba thời đại!

6 Điều Cần Tránh Khi Mới Được Thăng Chức

Thăng chức đồng nghĩa công việc và trách nhiệm sẽ nặng nề hơn, đặc biệt trong công tác quản trị nhân sự nếu không khéo léo bạn rất dễ mắc những sai lầm, khiến công việc bị đình trệ, cấp dưới “không phục”. Để tránh những điều này các sếp mới có thể tham khảo những giải pháp dưới đây.

 

1. Thay đổi lập tức các nguyên tắc làm việc trước đây

Mỗi nhà quản lý đều có những phương hướng, cách làm việc và quản trị khác nhau, do đó việc thay đổi các nguyên tắc, quy trình làm việc là điều cần thiết, tuy nhiên điều này cần có thời gian. Bạn không nên thực hiện điều này ngay khi vừa mới bắt đầu nhậm chức, bởi hành động nóng vội này có thể gây hậu quả ngược, khiến nhân viên của bạn gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng, và đánh giá không tốt về bạn, cho rằng bạn là người quản lý thích thể hiện quyền lực, thậm chí làm xuất hiện các cấp dưới “khó bảo”, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý.

 

2. Luôn tự làm mọi việc

Vừa mới được thăng chức nhưng dư âm về chiến thắng có thể khiến bạn cảm thấy mình có thể làm mọi việc một cách tốt nhất, bạn hầu như không tin tưởng các nhân viên khác, các công việc photo tài liệu quan trọng, sắp sếp các cuộc họp, gặp gỡ các khách hàng hàng lớn… bạn đều tự làm. Đây cũng là một trong những sai lầm mà nhiều nhà quản lý mới thường mắc phải, điều này không chỉ vô tình tạo áp lực thêm cho bạn vì khối lượng công việc quá nhiều mà còn khiến các nhân viên của bạn cảm thấy chán nản hoặc tự ái vì không được tin tưởng, gây nhiều bất lợi trong chiến lược “thu phục” cấp dưới sau đó.

 

3. Độc đoán trong các quyết định

Là một “thuyền trưởng”, bạn có đủ quyền hạn để tự quyết định mọi vấn đề, tuy nhiên đừng để điều này biến bạn trở thành một nhà quản lý độc đoán trong mắt nhân viên. Đừng bao giờ quyết định mọi việc dựa theo quan điểm cá nhân mà không lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân viên, bởi điều này có thể gây nhiều hậu quả tiêu cực. Đầu tiên là khiến kết quả công việc bị ảnh hưởng, vì dù có tài giỏi đến đâu thì ý kiến của một người vẫn không thể nào bao quát và tốt bằng sự đóng góp của nhiều người. Bên cạnh đó sự bảo thủ trong cách làm việc còn có thể gây tâm lý chán nản, mệt mỏi, chỉ làm việc cho qua mà không nỗ lực, thậm chí là muốn nghỉ việc…

 

4. Làm việc quá nguyên tắc, máy móc

Do mới được thăng tiến, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nên một số sếp mới có xu hướng làm việc quá nguyên tắc với hi vọng sẽ tránh được nhiều rủi ro trong công việc. Tuy nhiên đây là quan niệm khá sai lầm, bởi cách làm quá nguyên tắc, máy móc của bạn có thể khiến các nhân viên cảm thấy ngột ngạt, làm “hủy diệt” khả năng sáng tạo và động lực của họ, khiến phòng ban của bạn mãi “dậm chân tại chỗ”. Vì thế bạn cần linh hoạt hơn trong cách làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực của mọi người và tạo nên những bước phát triển đột phá cho phòng ban. Ví dụ: Thay vì bắt nhân viên của mình phải làm việc theo quy trình chung bạn có thể linh hoạt cho nhân viên làm theo cách của họ miễn sao đảm bảo hiệu quả công việc…

 

5. Giữ khoảng cách với các nhân viên

Lạnh lùng, luôn cố gắng giữ khoảng cách với các nhân viên, chỉ trao đổi công việc, không hỏi thăm, quan tâm đến đời sống của họ… cũng là sai lầm mà các nhà quản lý mới cần tránh. Bởi hành động này chẳng những không giúp bạn tạo uy, khiến nhân viên kính nể mà thậm chí còn khiến họ cảm thấy chán nản và không muốn “gắn bó” lâu dài vì cho rằng mình bị sếp gét. Vì thế, hãy cởi mở hơn trong giao tiếp, nên chủ động bắt chuyện, hỏi thăm, có thể cùng đi ăn trưa, trò chuyện như những người bạn để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp cũng như hiểu hơn về năng lực của họ để có “chiến lược” giao việc phù hợp.

 

6. Chỉ trọng dụng một số nhân viên nhất định

Ngoài ra các sếp mới cũng cần tránh việc chỉ trọng dụng một số nhân viên có thâm niên hoặc những người đóng vai trò trợ lý, trực tiếp hỗ trợ công việc cho bạn. Bởi điều này có thể khiến các nhân viên khác nghĩ bạn đang thiên vị và thiếu công bằng, làm họ cảm thấy chán nản, về lâu dài có thể làm xuất hiện các mâu thuẫn nội bộ cũng như gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhân sự.

Thăng chức mang đến cho bạn nhiều niềm vui cũng như không ít những khó khăn, thách thức. Vì thế, bạn cần phải nỗ lực hết mình, đặc biệt cần cân nhắc kỹ lưỡng trong từng quyết định để tránh mắc các sai lầm như đã chia sẻ ở trên.

Thăng tiến nhanh hơn với Chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao của Viện Đại học Mở Hà Nội, chi tiết xem tại: https://daihocmohanoichinhanhmientrung.edu.vn/

“Kém Sang” Trong Giao Tiếp Ở Văn Phòng

Khi đi làm, để công việc được thuận lợi, nhận được sự ủng hộ của sếp và đồng nghiệp, bạn cần sở hữu kĩ năng giao tiếp tốt. Vậy phải chăng người không có khiếu ăn nói sẽ luôn phải chịu thiệt thòi hơn người khác?

Đừng lo lắng! Sẽ không ai trách bạn khi bạn không có khả năng giao tiếp lưu loát, lời lẽ mượt mà cả. Họ chỉ cho rằng bạn “kém sang” khi trong các cuộc đối thoại hàng ngày, bạn mắc phải một số lỗi “tưởng không sai nhưng sai không tưởng” dưới đây.

Chỉ biết nói, không biết lắng nghe

Bản chất của giao tiếp là thông tin hai chiều, tức người nói phải có người nghe. Sẽ chẳng ai cảm thấy thoải mái nếu như người đối diện chỉ kể mãi về những vấn đề họ quan tâm mà chẳng cho người khác cơ hội được nói điều họ muốn. Bên cạnh đó, không lắng nghe còn tạo cho người khác cảm giác thiếu tôn trọng và tìm cách tránh né bạn vào những lần sau.

Đổ lỗi cho người khác

Trên đời này không có ai là hoàn hảo, vì vậy đừng quá áp lực nếu như bạn mắc phải một lỗi nào đó. Cố gắng biện minh, không dám đối mặt với sai lầm và tìm cách “lôi kéo” người khác để bạn không phải chịu chỉ trích một mình thật sự là việc làm ích kỉ. Hãy thẳng thắn nhận lỗi, chân thành sửa lỗi và tìm cách giải bày khéo léo với cấp trên nếu lỗi đó không hoàn toàn do bạn gây ra.

Luôn than vãn

Hầu như chuyện mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc đều là tình trạng chung của dân văn phòng. Nhưng như vậy không có nghĩa là ai cũng cảm thấy đồng cảm khi nghe đồng nghiệp liên tục than vãn. Cái gì cũng vậy, vừa đủ luôn tốt hơn dư thừa. Than thở không có tội, nhưng nó cần có mức độ vừa phải. Một công ty có quá nhiều lời than vãn sẽ tạo nên bầu không khí căng thẳng, uể oải, thậm chí mất động lực làm việc.

“Tôi thật sự quá bận để dành thời gian cho việc …”

Có một sự thật là một khi bạn đã thật sự muốn làm gì thì dù bận rộn đến mấy, bạn vẫn sẽ cố gắng làm nó. Còn “quá bận”, “không có thời gian” chỉ là lời biện hộ thiếu sự thuyết phục cho sự né tránh của bạn mà thôi. Khi ai đó nhờ vả, giao cho bạn việc gì đó mà bạn lường trước bản thân không thể hoàn thành tốt và đúng hạn được, hãy từ chối một cách khéo léo với thái độ chân thành.

Không quan tâm đến cảm xúc đồng nghiệp

Nói chuyện điện thoại cá nhân một cách vô tư trong giờ làm việc, không giữ ý khi nói chuyện hoặc cười quá to, thậm chí nhận xét về đồng nghiệp một cách thẳng thắn mà không quan tâm đến cảm xúc của họ là những cách ứng xử không chuyên nghiệp trong công sở mà bạn nên tránh. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trước khi nói hay hành động để tránh làm phiền và khiến các “chiến hữu” của mình tổn thương bạn nhé!

Bên trên là 5 lỗi giao tiếp phổ biến nhất có khả năng hủy hoại các mối quan hệ của bạn. Hãy ngẫm xem bạn có mắc phải sai lầm nào không? Nếu có, hãy loại bỏ ngay để có thể được mọi người quý mến, cũng nhưnhận được sự tín nhiệm từ cấp trên nhé!

Bằng Đại Học Trực Tuyến Có Giá Trị Không?

Giáo dục trực tuyến đang được xem là mô hình của tương lai nhờ những ưu điểm vượt trội như: tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian học, chủ động về thời gian, địa điểm học,… cùng những giá trị tương đương mà giáo dục truyền thống mang lại. Tuy nhiên, giữa xu hướng của thời đại vẫn còn nhiều người ngần ngại trước mô hình hấp dẫn này phần nhiều là do lo lắng về giá trị của văn bằng đại học của các chương trình học trực tuyến. Viện Đại học Mở Hà Nội – Đơn vị đào tạo trực tuyến tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Giáo dục trực tuyến hay giáo dục từ xa được Bộ Giáo dục và Đào tạo định nghĩa như sau: “là một quá trình giáo dục, trong đó phần lớn có sự gián cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và không gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà trường giáo dục từ xa lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm cao để hoàn thành chương trình học tập của mình.”

Cũng theo Quyết định 40/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bằng – chứng chỉ của hình thức đào tạo trực tuyến được quy định cụ thể: “Giáo dục từ xa gồm các chương trình bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ và chương trình đào tạo trọn khóa cấp văn bằng tốt nghiệp. Chương trình giáo dục từ xa cấp văn bằng có khối lượng, nội dung và cấu trúc kiến thức tương đương với chương trình chính quy cùng ngành học, cấp học. Văn bằng, chứng chỉ của hình thức giáo dục từ xa do các cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp là văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được Nhà nước bảo đảm về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng, chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác.”

Theo đó có thể hiểu, chế độ – chính sách của Nhà nước không hề có sự phân biệt giữa người tốt nghiệp đại học hệ trực tuyến cũng như các hệ đào tạo khác. Người tốt nghiệp được học viện cấp bằng đại học, được công nhận danh hiệu cử nhân hoặc kỹ sư, được quyền tiếp tục học chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn theo quy định của Nhà nước, được Nhà nước đảm bảo về tính pháp lý và có giá trị sử dụng như văn bằng của các loại hình giáo dục khác.

► Chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng của Viện Đại học Mở Hà Nội, tìm hiểu ngay: viendaihocmohanoitructuyen.edu.vn

3 Lý Do Bạn Nên Học Văn Bằng 2 Trước Tuổi 30

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên học học Văn bằng 2 để mở rộng con đường tiến thân hay không thì những lý do sau đây chắc chắn sẽ là động lực khiến bạn đi học càng sớm càng tốt.

Mở rộng con đường nghề nghiệp

Hiện nay, tại nhiều công ty, lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên được thử thách tại các phòng ban khác nhau. Bạn chắc chắn không muốn mất nhiều thời gian học việc tại phòng ban mới? Hơn nữa, khối lượng công việc dồn dập khiến bạn phải có khả năng xử lý ngay tức thì, không thể đi hỏi hết người này tới người khác trong khi họ cũng rất bận rộn.

Để làm việc với tinh thần “kẻ thù nào cũng đánh thắng” như quân đội nhân dân ta ngày xưa, người trẻ ngày nay cần có nền tảng kiến thức vững vàng của ít nhất 2 lĩnh vực. Học thêm một văn bằng là giải pháp giúp có thêm cơ hội để thể hiện và phát triển bản thân.

Được theo đuổi đam mê thật sự

Khi chọn trường đại học, nhiều người được bố mẹ định hướng ngành nghề nào đó mà bản thân không hề thích. Thực ra lúc đó họ chưa đủ trải nghiệm và nhận thức để biết đam mê thực sự của mình là gì. Trong quá trình học đại học và đi làm, được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực, chúng ta mới nhận ra rằng mình yêu thích điều gì nhất. Đừng chần chừ học văn bằng hai về lĩnh vực mình muốn theo đuổi. Bởi chỉ khi được làm điều thực sự đam mê, bạn mới có thể thành công. Theo đuổi đam mê không bao giờ là quá muộn

Sự nghiệp tiến xa và vững chắc

Biết thêm một lĩnh vực mới sẽ giúp chúng ta mở rộng tầm mắt, nhìn mọi thứ khách quan và tổng thể hơn.

Nếu làm Marketing nhưng học thêm về Kế toán, bạn sẽ hiểu vì sao những chiến dịch “khủng” mình vắt óc sáng tạo ra luôn bị phòng kế toán phản đối và yêu cầu cắt bớt chi phí.

Nếu là quản lý, bạn càng cần học để hiểu về bộ máy vận hành của công ty, hiểu về tính chất công việc của từng phòng ban. Từ đó có thể dung hòa được những xung đột và đưa ra quyết định khiến từ trên xuống dưới đều “tâm phục khẩu phục”. Điều này còn giúp bạn chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, vì khả năng tổng hợp và dung hoà là tố chất cần thiết của 1 người lãnh đạo xuất sắc. “Sếp” mà suy nghĩ một chiều thì thật khó khiến nhân viên nể phục.

Đặc biệt, với Chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao của Viện Đại học Mở Hà Nội sẽ giúp bạn lấy bằng nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Tìm hiểu ngay: https://daihocmohanoichinhanhmientrung.edu.vn/

Hotline: 0914.780.011